22-09-2020, 13:34 (GMT+7) 162
Độ chính xác và dung sai ( hoặc sai số cho phép ) là gì?
Trong quá trình hiệu chuẩn mọi người thường thường nói: “ thiết bị này có chính xác không?, thiết bị này đang vượt quá dung sai, máy này độ chính xác có đạt không?, …” vậy Dung sai là gì ? Độ chính xác là gì? Hãy cùng thế giới công nghiệp tìm hiểu qua bài viết sau.
Khái niệm
Theo TCVN 6910-2:2001 sử dụng hai thuật ngữ độ đúng và độ chụm để diễn tả độ chính xác của một phương pháp đo.
Độ đúng:
Độ chụm :
Độ chính xác :
Sau đây là ví dụ :
Hình.1.1 biểu diễn các giá trị đo được khi thược hiện một phép đo liên tiếp theo thời gian.
Nếu một phép đo được đo thực hiện lặp lại nhiều lần với một hệ đo, giá trị thu được của các lần đo khác nhau có thể không giống nhau.
Bởi vì trong thực tế, giá trị đo bị thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan.
Hình 1.2 . Mô tả dạng phân bố tần xuất thu được của giá trị đo
Khi một số lượng lớn các giá trị đo được thu thập, sự phân bố của các giá trị đo sẽ có dạng xấp xỉ (thông thường), như mô tả trên hình.1.2.
Các giá trị đặc trưng của hàm phân bố bao gồm: Giá trị trung bình: μ (muy) và độ lệch chuẩn: σ (sigma). Xác xuất để giá trị đo được trong khoảng μ±3σ là 99.73%.
Một giá trị σ nhỏ như hình.1.3 (a) có nghĩa mức độ thay đổi của giá trị đo là nhỏ, và một giá trị σ lớn như hình.1.3 (b) có nghĩa mức độ thay đổi giá của giá trị đo lớn hơn. Khi mức độ thay đổi là nhỏ, độ lặp lại sẽ cao (tốt).
hình 1.3 hiển thị mức độ biến đổi nhỏ và biến đổi lớn
Chúng ta có thể so sánh với việc một người nào đó sử dụng súng bắn vào một tấm bia.
Khi mức độ biến đổi là nhỏ, các vết đạn sẽ nằm tập trung trong một khu vực diện tích nhỏ (hình vẽ bên phải của hình.1.3(a)).
Khi mức độ biến đổi là lớn, các vết đạn sẽ phân bố rải rác trong một khu vực có diện tích lớn (hình vẽ bên phải của hình.1.3(b)).
Độ lặp lại cao không giúp đảm bảo là kết quả đo sẽ chính xác (hay giá trị đo được gần với giá trị thật hơn)
Hình.1.4 là một ví dụ về việc giá trị đo bị lệch rất xa giá trị thật (tâm của tấm bia) mặc dù độ lặp lại rất cao.
Nói tóm lại ta có như sau:
Dung sai :
Dung sai là phạm vi cho phép của sai số. Trị số dung sai bằng hiệu số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn nhỏ nhất, hoặc bằng hiệu đại số giữa sai lệch giới hạn trên và sai lệch giới hạn dưới.
Dung sai luôn có giá trị dương. Trị số dung sai càng nhỏ thì phạm vi cho phép của sai số càng nhỏ, yêu cầu độ chính xác chế tạo kích thước càng cao. Ngược lại nếu trị số dung sai càng lớn thì yêu cầu độ chính xác chế tạo càng thấp. Như vậy dung sai đặc trưng cho độ chính xác yêu cầu của kích thước hay còn gọi là độ chính xác thiết kế.
Trong thực tế, trên bản vẽ chi tiết người thiết kế chỉ ghi kích thước danh nghĩa và kề sau đó là các sai lệch giới hạn (sai lệch giới hạn trên ghi ở phía trên, sai lệch giới hạn dưới ghi ở phía dưới).
Khi gia công cơ khí thì người thợ phải nhẩm tính ra các kích thước giới hạn ( hoặc sai số cho phép ), rồi đối chiếu với kích thước đo được (kích thước thực tế) của chi tiết đã gia công và đánh giá chi tiết đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu.
Cũng như việc hiệu chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất đưa ra, quy định của quy trình hiệu chuẩn, hoặc yêu cầu chất lượng của khách hàng mà có những sai số cho phép khác nhau.
sau khi hiệu chuẩn quý khách biết được sai số của từng máy móc thiết bị, từ đó đối chiếu với sai số cho phép để quý khách có thể đánh giá thiết bị đạt yêu cầu sử dụng hay không.
Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu dịch vụ kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị đo liên hệ với chúng tôi qua: